Trẻ mọc răng lẫy là một hiện tượng phổ biến thường xảy ra đối với trẻ em trong giai đoạn thay răng. Hiện tượng răng mọc lẫy là một hiện tượng không bình thường và có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc bố mẹ lơ là bỏ qua hay xử lý răng mọc lẫy không đúng cách cũng sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Nếu bé yêu nhà bạn đang có hiện tượng răng mọc lẫy, bạn đừng chủ quan, hãy dành ít phút tham khảo bài viết sau đây nhé.
Hiện tượng trẻ mọc răng lẫy thường xảy ra trong giai đoạn các bé thay răng sữa thành răng vĩnh viễn. Khi đó, răng vĩnh viễn sẽ mọc sai vị trí tiêu chuẩn trên hàm, khiến răng mọc không thẳng. Và điều đáng nói là răng sữa cũng không tiêu. Cuối cùng dẫn đến tình trạng trẻ bị thừa răng, răng mọc xô lệch, lởm chởm.
Trẻ mọc Răng lẫy hàm trên. Đây là trường hợp phổ biến nhất và bố mẹ cũng rất dễ phát hiện. Bởi răng mọc lệch ra khỏi hàm gây mất thẩm mĩ. Răng vĩnh viễn mọc chen chúc với các răng sữa xung quanh nó. Trẻ em khi có răng mọc lẫy khi đã có nhận thức, sẽ rất dễ mặc cảm, tự tin, trầm cảm do tự so sánh mình không giống với bạn bè đồng trang lứa.
Trẻ mọc Răng lẫy ngược vào trong. Xảy ra khi răng vĩnh viễn không tìm được vị trí để mọc răng và phần nướu to còn nhiều khoảng trống tạo cơ hội cho răng mọc lên.
Răng mọc lẫy hàm dưới. Sẽ không gây mất thẩm mĩ nhiều như răng mọc lẫy hàm trên nhưng sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm mà bố mẹ không nên chủ quan. Răng mọc lẫy hàm dưới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khung hàm, khớp cắn bị lệch. Từ đó gây ra khó khăn khi nhai thức ăn, tạo nhiều khoảng trống để thức ăn thừa, vi khuẩn tồn tại và phát triển gây ra hiện tượng sâu răng.
Hiện tượng trẻ mọc răng lẫy hoàn toàn có thể phát hiện bằng việc kiểm tra ở nhà. Bố mẹ có thể dựa vào một số đặc điểm sau:
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng răng trẻ mọc lẫy. Bố mẹ có thể tham khảo để ngăn ngừa tình trạng bé bị răng mọc lẫy:
Trẻ thiếu vitamin, khoáng chất: Điều này sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc lệch, hoặc răng mọc sớm khi răng sữa vẫn chưa rụng.
Răng sữa bị sâu: Tác động trực tiếp vào chân răng, ảnh hưởng đến quá trình thay răng vĩnh viễn sau này.
Cung hàm bị hẹp: Khiến răng vĩnh viễn không đủ chỗ để mọc, dẫn đến răng mọc xô lệch, sai vị trí.
Răng sữa mất sớm: Răng sữa dù thời gian tồn tại của nó ngắn nhưng răng sữa có vai trò định hướng vị trí mọc đúng cho răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa mất sớm, răng vĩnh viễn sẽ khó xác định đúng vị trí để mọc, dẫn đến hiện tượng trẻ mọc răng lẫy.
Xương hàm từng bị tổn thương: Các bé hiếu động hay chạy nhảy rất dễ bị té và tổn thương vùng xương hàm. Dù hiếm gặp nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mọc răng lẫy.
Gen di truyền: Do bố mẹ, ông bà có tiền sử về răng hô, móm, thưa, khấp khểnh thì bé rất dễ mang gen di truyền răng moc lẫy.
Nhiều bố mẹ xem hiện tượng răng mọc lẫy là bình thường. Chủ quan rằng khi trẻ thay hết răng sữa, các răng vĩnh viễn sẽ tự động điều chỉnh cho hợp với khuôn hàm. Tuy nhiên, nếu bé có hiện tượng răng mọc lẫy, bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám ngay. Nếu để lâu sẽ rất dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm như
Các bệnh về răng miệng: Răng mọc lẫy, mọc lệch dẫn đến tình trạng khó vệ sinh răng, thức ăn thừa dễ bám vào răng, gây ra sâu răng, hôi miệng.
Trẻ mất tự tin: Bé không thể tự tin khi nói, cười vì có hàm răng mất thẩm mĩ, dẫn đến tâm trạng tự ti kéo dài, dần ảnh hưởng đến tính cách của con trẻ sau này.
Các bệnh khác: Có thể bạn không tin, nhưng răng mọc lẫy sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ. Do răng mọc lệch dẫn đến khó khăn trong việc nhai thức ăn. Ngoài ra còn gây ra bệnh lệch thái dương hàm, khiến mặt bị lệch.
Việc xử lí răng trẻ mọc lẫy không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay khi phát hiện bé có răng mọc lẫy, bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám và chữa trị.
Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát và tìm ra nguyên nhân. Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. Có 2 phương pháp thường được sử dụng đó là nhổ răng và niềng răng.
Nhổ răng. Do răng mọc lẫy là răng vĩnh viễn nên việc nhổ răng ở đây chính là nhổ răng sữa. Tạo điều kiện để răng mọc lẫy mọc đúng vị trí hơn.
Niềng răng. Đây là phương pháp thẩm mỹ răng tối ưu nhất dành cho các bé có răng mọc lẫy. Tuy nhiên, bé chỉ nên niềng răng từ năm 15 – 18 tuổi khi mà xương hàm đã ổn định.
Ngay từ khi bé mọc răng, bố mẹ có thể ngăn ngừa hiện tượng trẻ mọc răng lẫy nhờ vào việc chăm sóc răng miệng đúng cách.
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất, bổ sung canxi có trong thịt cá, hải sản, sữa,… Hạn chế đồ ngọt, bánh kẹo ngọt, đồ ăn vặt.
Vệ sinh răng miệng hằng ngày. Bố mẹ tập cho bé bỏ các thói quen xấu như mút tay, nghiến răng, đẩy lưỡi,…
Cho bé khám răng định kỳ 6 tháng một lần để sớm phát hiện ra các vấn đề răng miệng và đưa ra hướng điều trị kịp thời.